Mua điện thoại trả góp, mua smartphone trả góp
2 năm trở lại đấy, chúng ta đã chứng kiến sự sôi động hơn bao giờ hết của thị trường điện thoại cảm ứng giá rẻ trong nước. Trong khi các quốc gia phát triển ở phương Tây được cho đã có dấu hiệu đi xuống thì thị trường mua điện thoại trả góp Việt vẫn được đánh giá đầy tiềm năng. Ngoài những tên tuổi đình đàm như Samsung, LG, Sony, Apple, còn có sự góp mặt của người láng giềng Trung Quốc. Với chìa khóa chiến lược là giá rẻ, các nhà sản xuất Trung Quốc nổi lên như một hiện tượng và nhanh chóng tấn công ra thị trường toàn cầu.
Điện thoại Trung Quốc nói riêng và hàng Trung Quốc nói chung đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Bởi vì, Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác được coi là “thánh địa” của hàng Trung Quốc. Theo phương châm “ngon, bổ, rẻ”, điện thoại trả góp Trung Quốc có cấu hình cao, thiết kế đẹp, tính năng hấp dẫn, giá thành siêu cạnh tranh đã gây được sự chú ý nhanh chóng trên thị trường. Không chỉ cạnh tranh với những thương hiệu điện thoại cảm ứng lớn, Oppo, Gionne, Xiaomi, Lenovo… cũng phải cạnh tranh với nhau.
Việt Nam là thị trường còn nhiều tiềm năng
Không phải ngẫu nhiên thị trường “bé xíu xíu” nước ta lại được sự quan tâm của nhiều hãng điện thoại giá rẻ đến như vậy. Thị trường Việt được đánh giá là miếng đất màu mỡ còn nhiều tiềm năng khai thác. Theo số liệu thống kê mới nhất, tổng giá trị nhập các ngành hàng liên quan đến điện thoại cảm ứng đạt trên 8 tỷ USD, mỗi năm tiêu thụ 17 triệu chiếc. Tuy nhiên, trong con số 17 triệu này, chỉ có 7 triệu thiết bị là smartphone giá rẻ. Như vậy, smartphone chiếm chưa tới một nửa số người dùng điện thoại. Điện thoại phổ thông vẫn đang rất phố biến. Vì vậy, các nhà sản xuất đều muốn hướng đến Việt Nam như một thị trường phân phối sản phẩm.
Thực tế, trước khi những tên tuổi của Trung Quốc bước chân vào thị trường Việt, người tiêu dùng cũng không xa lạ gì với việc mua smartphone trả góp Trung Quốc. Bởi những sản phẩm made in China nhái các mẫu điện thoại cảm ứng cao cấp với các tính năng độc đáo tràn lan trên thị trường. Người dùng luôn dành cái nhìn ác cảm, dè bỉu cho điện thoại Trung Quốc bởi suy nghĩ là đồ đểu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại. Sự xuất hiện của Xiaomi, Lenovo, Asus, Huawei… có thể phần nào làm người dùng thay đổi suy nghĩ này.
Giá rẻ - Ma lực lớn nhất của smartphone Trung Quốc
Trong khi đa số các thương hiệu lớn như Samsung, HTC, LG, Sony đều theo chính sách “mọi giá” với các sản phẩm trải dài ở tất cả các phân khúc thì các thương hiệu Trung Quốc chủ yếu tập trung ở mảng điện thoại giá rẻ và tầm trung. Các doanh nghiệp Trung Quốc đang cố gắng chiếm lĩnh phân khúc mua điện thoại trả góp giá rẻ này không chỉ tại Việt Nam mà cả thị trường thế giới.
Lenovo là hãng Trung Quốc sớm nhất có mặt tại Việt Nam với 7 năm “thâm niên”. Nổi danh trong ngành máy tính, laptop nhưng phân khúc smartphone giá rẻ của hãng lại khá chìm. Với các sản chủ đạo giá rẻ như A, P, S, K Lenovo dần chiếm lĩnh được thị trường và đứng vững trước những hãng tên tuổi. Nhưng gần đây, khi Lenovo đầu tư nhiều vào dòng sản phẩm cao cấp Vibe đã khiến hãng gặp không ít khó khăn. Với mức giá lên tới 9 triệu đồng, thay vì chọn một thương hiệu Trung Quốc, người dùng sẽ chọn các thương hiệu lớn với nhiều mẫu mã khác nhau và có thể mua trả góp điện thoại được.
Sau Lenovo, các hãng khác liên tục tấn công vào thị trường nước ta. Mức giá phổ biến của các sản phẩm này từ 2 đến 6 triệu đồng. Ngoài việc kéo lại thị phần từ các hãng tên tuổi về phía mình, các hãng điện thoại trả góp Trung Quốc còn “gườm” mặt và cạnh tranh lẫn nhau. Và giá thành là một trong những yếu tố sống còn.
Trong cuộc đua này, chỉ có Oppo nằm ngoài bởi ngay từ đầu, hãng này đã chọn phân khúc điện thoại trả góp tầm trung và cao cấp là trọng điểm. Sẵn sàng đối đầu trực diện với các ông lớn, với tiềm lực kinh tế “khủng khiếp” của mình, Oppo mạnh tay cho hình ảnh của mình trên truyền thông. Tại thị trường Trung Quốc, Oppo là một thương hiệu rất mạnh, vì thế, khi ra nước bạn, Oppo cũng không chịu “hạ mình” xuống với Xiaomi, Haier, Gionee...
Tuy nhiên, đấy là trên sân nhà, còn ở Việt Nam, Oppo sẽ sớm phải nhìn nhận lại chiến lược kinh doanh điện thoại trả góp giá rẻ của mình. Dù phủ sóng rộng khắp các thành phố lớn nhưng người dùng chưa thực sự bị cuốn hút với những sản phẩm của hãng bởi mức giá quá cao.