Mua điện thoại trả góp
Sự gia tăng không ngừng của số lượng thương hiệu smartphone hiện nay là một xu thế tất yếu của hiện đại hóa. Và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, khi số lượng điện thoại cảm ứng giá rẻ được bán ra đã lên tới vài triệu chiếc trong qúy III, đó là chưa tính đến số lượng người mua điện thoại trả góp.
Có thể nói, con số này không được gọi là nhiều so với những quốc gia phát triển, dân số đông. Nhưng nếu so sánh đối chiếu về GDP bình quân đầu người, cộng với tốc độ phát triển kinh tế, thì tỷ lệ này là một điều rất ngạc nhiên với các chuyên gia kinh tế. Dấu hiệu kinh tế phát triển chậm, thậm chí là chững lại trong 2 năm gần đây, nhưng thị trường điện thoại cảm ứng giá rẻ lại vô cùng sôi động, và tăng nhanh một cách chóng mặt. Hơn thế nữa, các thương hiệu đến từ nước ngoài đã không ngừng đầu tư vào Việt Nam và coi đây là một thị trường béo bở, đầy tiềm năng. Bằng đủ mọi cách thức, kể cả bán điện thoại trả góp, những thương hiệu này đã phát triển và trở nên thống trị trên thị trường smartphone Việt.
Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra rằng, dân ta có thực sự giàu đến vậy? Dù nói thế nào đi nữa, nhưng điện thoại cảm ứng vẫn được coi là một mặt hàng cao cấp, và dành cho những đối tượng khi có điều kiện thuộc dạng khá về tài chính. Dựa trên thực trạng smartphone được bán ra trên thị trường hiện nay, bao gồm cả số lượng mua điện thoại trả góp, thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam có lẽ phải là con số 3000 $, chứ không phải là 1700 $ như hiện nay. Vậy, số tiền còn lại, khi mà người dân không phải ai cũng có đủ khả năng để sở hữu những chiếc điện thoại trả góp như vậy, thì sẽ lấy từ đâu ra để mua được số lượng điện thoại cảm ứng như trên.
Nếu suy xét về mặt logic kinh tế, thì có lẽ điều này sẽ vô cùng khó hiểu, mà chúng ta phải được trực tiếp cảm nhận thói quen tiêu dùng của người Việt, thì câu trả lời mới thực sự chính xác. Người Việt chúng ta, có những điều vô lý đến kỳ lạ, mà không phải ai cũng có thể hiểu được, nhất là về cách thể hiện đẳng cấp của mình. Lương bình quân của chúng ta tăng không ngừng, nhưng thực sự không cao so với mức độ lạm phát của thị trường. Nhưng chúng ta lại không ngần ngại bỏ ra một số tiền lớn, để mua một chiếc điện thoại trả góp, hay smartphone cao cấp nào đó. Thậm chí có những người, với thu nhập chỉ khoảng 5 triệu một tháng, nhưng lại sẳn sàng bỏ ra gần 10 triệu để mua điện thoại trả góp của một thương hiệu nổi tiếng nào đó. Và mục đích sử dụng của người đó, không gì khác là thể hiện cá tính, và phục vụ cho công việc giải trí của mình.
Một sự thực đáng buồn là, anh ta không chỉ là người duy nhất, mà rất nhiều người trong đủ mọi tầng lớp xã hội cũng thực hiện những điều giống như anh ta đã từng làm. Và nếu anh ta không đủ khả năng chi trả cho chiếc điện thoại cảm ứng như vậy, thì anh ta sẽ bắt buộc phải thắt chặt chi tiêu, không đầu tư cho bản thân, gia đình, và một số điều khác nữa. Điều ấy đơn giản là để có được một chiếc điện thoại cảm ứng cao cấp như vậy, anh ta sẽ mất đi như khoản đầu tư quý giá, hữu ích cho cá nhân mình, và xã hội.
Cộng lại tất cả các khoản tiền như vậy, thì chúng ta đã lãng phí số tiền khá lớn dành cho điện thoại trả góp thay vì đầu tư vào phúc lợi xã hội. Nhưng điều đó chưa phải là bản chất của vấn đề, quan trong hơn là, số tiền chúng ta bỏ ra, không phải là cho các doanh nghiệp trong nước, mà hầu hết là các thương hiệu điện thoại cảm ứng nước ngoài. Bởi vậy, người Việt chúng ta, mô hình chung là đang dầu tư cho sự phát triển của nước khác.
Không phải chúng ta không có thương hiệu Việt, như HKPhone cũng là một trong số ít thương hiệu đi vào thị trường điện thoại cảm ứng giá rẻ. Tuy nhiên trước sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu nổi tiếng khác, đặc biệt là đuối hơi trong việc đầu tư về công nghệ và con người, nên các thương hiệu của chúng ta ngày càng kém thế trong cuộc đua này, nhất là thời kì xóa sổ chính sách bảo hộ của nhà nước dành cho thương hiệu Việt năm 2016 đang đến rất gần. Phương thức kinh doannh thì có rất nhiều, và ai cũng có thể sử dụng được, các thương hiệu điện thoại cảm ứng giá rẻ của chúng ta cũng áp dụng hình thức mua điện thoại trả góp, nhưng mà bản chất cốt lõi là công nghệ, thì chúng ta vẫn chưa thực sự có được.
Chúng ta có thể vui mừng vì số lượng điện thoại cảm ứng giá rẻ được bán ra tăng lên, đồng nghĩa là người dân đã trở nên sung túc hơn về vật chất. Tuy nhiên, một sự lãng phí cho việc mua điện thoại trả góp, hay smartphone cao cấp nào đó, là điều chúng ta nên cân nhắc, để có sự đầu tư sâu hơn, về cho phúc lợi xã hội, cho bản thân chúng ta hoặc cho gia đình.
Thân Hungpm
0 comments:
Post a Comment