Monday, June 22, 2015

Mổ xẻ nguyên nhân thất bại của smartphone Việt

Vào thời kỳ hoàng kim, đã có tới 10 doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh điện thoại di động Việt giá rẻ với các thương hiệu riêng. Tuy nhiên, hiện giờ số thương hiệu còn lại trên thị trường chỉ đếm trên đầu ngon tay và vẫn còn gặp nhiều khó khăn do quá nhiều thương hiệu lớn, nhất là các nhà sản xuất smartphone Việt giá rẻ mới nhất Trung Quốc đang chiếm lĩnh gần hết thị phần trên thị trường.
Sự tụt dốc của các thương hiệu
2011 – 2012 là khoảng thời gian chứng kiến sự ra đi của nhiều thương hiệu điện thoại cảm ứng giá rẻ  khi lần lượt nhiều cái tên bị khai tử như: HiPT “khai tử” Hi-Mobile, BlueFone của Tập đoàn CMC, Hanel của Tập đoàn Hanel cũng lặng lẽ ra đi.

smartphone
Đã có những cái tên rất nhanh chóng trở nên quen thuộc với người dùng như Q-Mobile của ABTel, F-Mobile của FPT, Mobiistar của P&T, Avio của VinaPhone, Zik 3G của Viettel... Thậm chí có công ty sở hữu một lúc ba thương hiệu như Công ty Vũ Huy Hoàng với Mobell, Cayon và K-Touch. Nhưng rồi, một trong số đó cũng nhanh chóng “lặn” khỏi thị trường.
Sự thành công ban đầu của một số tên tuổi khiến nhiều doanh nghiệp nhầm tưởng thị trường này “dễ xơi”. Tưởng rằng với thế mạnh về sản xuất và phân phối, họ sẽ chiếm lĩnh nhanh chóng thị trường như đáng tiếc khi tất cả đều lặng lẽ rút lui. Theo số liệu của IDC, năm 2010, thị phần của các thương hiệu điện thoại Việt là 24%, con số này giảm xuống 21% sau đó 1 năm. Và đến quý I năm 2012 chỉ còn là 15%. Đến thời điểm này chắc con số này còn thấp hơn nữa.
Tại sao lại thất bại?
Mọi sự khó khăn bắt đầu từ năm 2012 khi các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Samsung, Nokia, LG, Apple, Sony… tiến vào thị trường nước ta và tạo ra sức ép quá lớn khiến thị phần của các hãng điện thoại thương hiệu Việt bị thu hẹp dần. Cho đến nay, những tên tuổi này cộng thêm các tên tuổi Trung Quốc như oppo, Xiaomi, huawei… càng khiến các doanh nghiệp Việt khó càng thêm khó.
xiaomi_redmi_note_official-630x460
Một nguyên nhân khác là do các thương hiệu Việt Nam chưa thực sự hiểu được người dùng khi chỉ tập trung vào phân khúc giá rẻ, ít cải tiến, luôn đi sau các thương hiệu khác. Trong khi các tên tuổi lớn họ liên túc cải tiến công nghệ và nâng cao chất lượng thiết kế để thu hút người dùng.
Để có được mức  giá rẻ, nhiều thương hiệu trong nước đặt hàng Trung Quốc rồi nhập máy về, dán nhãn mác của thương hiệu mình vào bán. Điều này dẫn đến sự lỏng lẻo trong khâu kiểm tra chất lượng, gây ảnh hưởng lớn đến sự tin tưởng của người dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam không mất bất kỳ chi phí phát sinh nào và chỉ nhận máy về bán. Phần cứng và phần mềm của điện thoại các doanh nghiệp Việt đều phụ thuộc vào Trung Quốc.
Hiện tại trên thị trường điện thoại, chỉ còn lác đác một vài thương hiệu Việt được chú ý như Rovi, Q-Mobile, Mobiistar... và mới đây nhất là Bphone của Bkav. Trong đó, Bkav là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm này tham gia vào phân khúc cao cấp với hướng đi khác biệt. Bkav được hy vọng sẽ tạo nên một bộ mặt mới cho smartphone Việt tron tương lai.

0 comments:

Post a Comment