Năm 2014 chúng ta đã chứng kiến sự lên ngôi của phân khúc smartphone giá rẻ và tầm trung. Bằng chứng cho điều này là việc rất nhiều các nhà sản xuất cho ra mắt những model thuộc 2 phần khúc này. Đầu năm 2015, ngoài HTC và Samsung mới giới thiệu siêu phẩm của mình theo định kỳ thì các hãng khác đều đang dồn lực cho thị trường phân điện thoại cảm ứng giá rẻ. Các mẫu máy được chăm chút hơn cả về thiết kế lẫn cấu hình.
Phân khúc smartphone giá rẻ đang ngày càng tiện cận hơn với phân khúc tầm trung khi doanh số của điện thoại thông minh giá rẻ chiếm ưu thế vượt trội trong suốt năm 2014. Điều này có lợi cho người tiêu dùng khi với số tiền thấp nhưng được sử dụng một sản phẩm cấu hình cao hơn.
Tại các quốc gia mới nổi, người dùng đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của điện thoại giá rẻ. Khác với Việt Nam khi thị trường mua điện thoại trả góp đang đi vào bão hòa thì tại những thị trường này, mọi thứ mới bắt đầu chớm nở và đang chờ thời điểm thích hợp để bùng nổ. Thị trường trong nước đã trải qua giai đoạn này từ khoảng 1 năm trước – thời điểm các thương hiệu Việt bùng nổ và chiếm lĩnh thị trường.
Theo AFT, ở những quốc gia này vẫn chưa đến lúc bùng nổ vì cơ sở hạ tầng viễn thông còn yếu, chưa phủ kín tại nhiều nước đang phát triển. Khi mạng điện thoại và internet được phủ sóng rộng rãi thì việc thị trường bùng nổ là điều tất yếu không thể tránh được – Điều đã nhìn thấy ở rất nhiều thị trường.
Theo nghiên cứu của GfK Đức, trong khi nhu cầu điện thoại thông minh chậm lại và gần như bão hòa ở các thị trường như Tây Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ, thì giờ mới "bùng nổ" ở các thị trường Mỹ Latinh, Đông Nam Á và châu Phi. Những khu vực này cũng đang là đích nhắm đến của các nhà sản xuất lớn.
Để tiếp cận người dùng ở khu vực này, các nhà sản xuất đua nhau đưa ra các dự án, mẫu máy có giá rẻ hấp dẫ không ngờ. Google tấn công thị trường với kế hoạch Android One 100 USD, Microsoft cũng không kém cạnh khi mới đây giới thiệu cùng lúc 2 model có giá dưới 100 USD. Đa số những người dùng tại đây mới tiếp xúc với công nghệ lần đầu nên cấu hình thấp cùng các tính năng cơ bản được đánh giá là đủ dùng.
Xiaomi – cái tên vươn lên mạnh mẽ nhất năm qua có được vị thế hôm nay nhờ vào sự đóng góp không nhỏ của thị trường Ấn Độ khi các sản phẩm của hãng như Redmi 1s rất được ưa chuộng tại đây. Apple cũng nhanh nhạy không kém khi “đánh hơi” thấy sự màu mỡ của thị trường này. Các model như iPhone 4S, iPhone 5 tại Ấn Độ được ưa chuộng và coi như một thiết bị đẳng cấp không khác gì người dùng iPhone 6/ 6 Plus ở thời điểm hiện tại.
Theo nghiên cứu của Gartnerm, đến năm 2020, khoảng 3/4 điện thoại thông minh của thế giới dự kiến sẽ có giá trung bình ít hơn 100 USD. Điều này được cho hợp lý khi các nhà sản xuất cần đưa smartphone về đúng giá trị thật của nó thay vì tính thêm tiền thương hiệu như hiện nay.
Xem thêm về các sản phẩm smarpthone theo đường dẫn: "điện thoại di động"
0 comments:
Post a Comment