Thực tế cho thấy, các hệ điều hành điện thoại di động khi mới ra luôn gặp phải các sự cố đáng tiếng và phải tung ra bản cập nhật. iOS 8, Android 5.0 được phát hành nằm 2014 là những minh chứng rõ ràng nhất cho những lỗi này. Điện thoại di động Apple thậm chí đã phải đưa ra tới 2 bản cập nhật mới khắc phục hết các lỗi của iOS 8. Người dùng luôn có cảm giác háo hức, hứng thú khi được dùng thử các tính năng mới nhưng đồng thời cũng nhận lại không ít khó chịu.
Điều hấp dẫn các tín đồ công nghệ cũng như người dùng khi cập nhật hệ điều hành mới chính là những cải tiến và tính năng mới. Do vậy, chẳng có lý do gì để họ không ấn nút update ngay khi có thông báo từ phía nhà sản xuất điện thoại cảm ứng giá rẻ. Chính điều này đã gây ra không ít khó chịu cho người dùng khi các lỗi mất sóng, khóa ID, hao pin… liên tục xảy ra. Khi cập nhật hệ điều hành mới bị lỗi, bất kể là smartphone giá rẻ hay cao cấp cũng đều không thể “thoát”.
Nghịch lý buồn cười
Đây thực sự là một nghịch lý không đáng có khi các bản cập nhật tưởng chừng phải rất hoàn hảo bởi mỗi năm, các hãng chỉ giới thiệu 1 – 2 bản nâng cấp hệ điều hành lại luôn gặp phải những lỗi nghiêm trọng. Các hãng không kiểm tra kỹ càng trước khi gửi đến người dùng mua điện thoại trả góp nên khi đưa vào thực tế xảy ra vô vàn các lỗi khác nhau.
Ví dụ mới đây nhất chính là iOS 8 được phát hành. Bản iOS 8 đầu tiên dính hàng loạt các lỗi wi fi chậm, nhanh nóng máy, giật, đơ… đối thủ của Apple là Google cũng không khá khẩm hơn khi Android 5.0 bị người dùng phàn nàn đủ điều khi smartphone của họ bị hao pin nhanh hơn, lỗi khó đóng kho ứng dụng đa nhiệm… trong đó, lỗi hao pin bị người dùng phàn nàn nhiều nhất. Bởi trước khi Android Lollipop được phát hành, Google đã tuyên bố nó sẽ giúp máy tiết kiệm pin hơn.
Với những lỗi nhỏ có thể khắc phục bằng mẹo người dùng có thể xử lý dễ dàng nhưng với các lỗi lớn, người dùng buộc phải quay lại hệ điều hành cũ. Tuy nhiên, trớ trêu thay Apple không cho phép người dùng quay lại phiên bản cũ. Cách duy nhất là người dùng phải “sống chung với lũ” và đợi bản cập nhật khác khắc phục lỗi.
Tất nhiên, không một nhà sản xuất nào muốn xảy ra những lỗi “mất lòng” khách hàng trong thời buổi khó khăn như hiện nay. Một trong những cách hữu hiệu nhất để giữ chân khách hàng trung thành và lôi kéo những khách hàng mới chính là tung ra những tính năng mới. Nhưng đáng tiếc, thay vì đạt được mục đích, những ganh đua này đang gây nên những tác dụng ngược lại, gây nhiều bức xúc tới người dùng.
Người dùng nên làm gì?
Lời khuyên dành cho người dùng chính là cân nhắc xem những tính năng mới có thực sự cần thiết để bạn cập nhật. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với nó cũng đừng nên nóng vội mà nên đọc các review của những người đã cập nhật để có quyết định đúng đắn cho mình.
Bản thân các nhà sản xuất cũng nên có định hướng cho khách hàng của mình. Chẳng hạn như HKPhone, khi bán một sản phẩm, trên trang web thông tin sản phẩm, khi đề cập đến hệ điều hành, HKPhone luôn có dòng chữ khuyên người dùng chờ đợi bản cập nhật mới.Ví dụ, chuẩn bị cập nhật lên Android 5.0. Khoảng thời gian “chuẩn bị” ở đây chính là thời điểm chờ để người dùng điện thoại của hãng có được bản cập nhật đã hoàn chỉnh.
0 comments:
Post a Comment