Trong suốt 3 năm cầm bánh lái Apple, Tim Cook cùng các đồng sự đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm như thế hệ điện thoại cảm ứng iPhone thứ 3, iPhone 5/ 5s/ 5c những tất cả chỉ được coi là bản sao của những sản phẩm trước đó dưới thời Jobs. Bất chấp những cải tiến và nâng cấp, hình ảnh của Jobs vẫn luẩn quẩn trong các sản phẩm của Táo khuyết, kể cả các phân khúc điện thoại cảm ứng giá rẻ.
Và mọi thứ chỉ thay đổi khi iPhone 6 và 6 Plus xuất hiện – nó phá vỡ nhiều nguyên tắc thiết kế của các sản phẩm cũ. Tuy nhiên, sự thay đổi này có vẻ không được tích cực cho lắm khi nó khiến người dùng nghĩ rằng Apple đã cạnh ý tưởng sáng tạo, phải thay đổi quan điểm – làm những điều trái với các tuyến bố của Steve Jobs trước đây. Và nhiều người thì không thích điều này cho lắm.
Đầu tiên là địa điểm tổ chức sự kiện, Apple đã chọn Flint Center – nơi cách đây 20 năm giới Jobs trình làng mẫu MacBook đầu tiên của mình. Đây được cho là hành động để tưởng nhớ đến Jobs sau 3 năm ông ra đi mãi mãi. Đồng thời nó cũng như ngầm ẩn ý rằng một Apple hoàn toàn mới sắp xuất hiện sau 20 năm phát triển – thời kỳ “hậu Steve Jobs”. Một sự khởi đầu mới ở chính nơi nó bắt đầu của 20 năm trước.Cách thức tổ chức sự kiện của Steve Jos cũng khác so với Tim Cook, vẫn là những clip giới thiệu sắc nét, tinh tế, hấp dẫn nhưng trình tự diễn ra chương trình lại khác nhau. Trong khi Jobs chú trọng đến từng chi tiết nhỏ với bản demo sản phẩm chi tiết, thuyết trình hấp dẫn, lôi cuốn với nhịp điệu vừa phải thì lễ ra mắt iPhone 6 và 6 Plus dường như người xem hơi bị hụt hơi khi diễn ra khá nhanh, Apple liên tục giới thiệu các sản phẩm điện thoại cảm ứng của mình với phần thuyết trình hơi nhàm khi tập trung vào những tính năng không thực sự quan trọng.
Với 3 sản phẩm iPhone 6, 6 Plus và Apple Watch, Apple đã dành 2 tiếng để giới thiệu. Với một chiếc smartphone cảm ứng màn hình lớn và một chiếc phablet đầu tiên của hãng tuy không phải nổi bật hay mới trong làng công nghệ nhưng cũng đủ để khuấy động thị trường điện thoại cảm ứng nhất là phân khúc cao cấp đang khá im ắng.
Một điều mới mà Tim Cook mang đến cho sản phẩm của mình là ứng dụng Apple Pay – thanh toán di động thông qua kết nối NFC. Đây vốn là lĩnh vực đã được nhiều đối thủ công nghệ đưa ra từ lâu điển hình như dịch vụ Google Wallet. Hệ thống Passbook của Apple chính là bước đệm để Apple hoàn thiện và đưa ứng dụng này vào sử dụng rộng rãi.Chiếc Apple Watch cũng là một điểm nhấn của buổi ra mắt mang thương hiệu của Tim Cook. Trước hết là ở tên họi, hay vì chữ “I” thần thánh thì nay, Cook đã thay bằng biểu tượng quả táo như một dòng sản phẩm điện thoại cảm ứng mới của Táo khuyết. Nói về sản phẩm này, CEO của Apple khẳng định không phải đang cố gắng thu nhỏ chiếc iPhone để đeo vừa lên cổ tay mà sẽ “định nghĩa lại phân khúc này”. Và quả thật, từ thiết kế, các ứng dụng, giao diện, hệ sinh thái của máy được cải tiến nâng cấp rất nhiều. Dù còn nhiều ý kiến trong thiết kế nhưng không thể phủ nhận, Apple Watch thực sự bứt phá so với các sản phẩm khác trên thị trường.
Sau sự kiện ra mắt vừa qua, Apple lại một lần nữa cho người ta thấy khả năng khuẩy động làng công nghệ của mình giỏi đến mức nào. Cùng với đó, Tim Cook ngày càng khẳng định cái tôi của mình trong các sản phẩm điện thoại cảm ứng của Apple – một Apple thời đại mới, thời của Tim Cook.
Xem thêm bài viết: "Đi tìm điểm nhấn trong các thế hệ iPhone"
0 comments:
Post a Comment