Sapphire là vật liệu quý và sang cho các thiết bị điện thoại cảm ứng. Tuy nhiên, trên thị trường mới chỉ có một số sản phẩm được ứng dụng sản xuất loại mặt này nhưng không gây được ấn tượng mạnh trên thị trường. Apple cũng chỉ dùng kính sapphire cho một số bộ phận dễ trầy xước như mặt bảo vệ camera… Tuy vậy, nó cũng có có một số nhược điểm “chết người” nếu không được nghiên cứu chuyên sâu trước khi đưa vào sản xuất đại trà.
Thứ nhất, kính sapphire rất dễ bị bẻ gãy bởi cấu trúc tinh thể lớn hơn so với sony. Trong thang đo độ cứng, sapphire đứng thứ 9 chỉ sau kim cương. Vật liệu càng cứng thì càng giòn và dễ vỡ khi va đập hay làm rơi mặc dù nó có khả năng chống xước. Chính vì điều này mà mặt sapphire thường được dùng làm mặt đồng hồ vì nó ít khi rơi hay va chạm. Điều này thật sự rất nguy hiểm trong quá trình sử dụng bất chấp việc kính sapphire có khả năng chống xước rất cao. Những cơ va đập, rơi vỡ trong quá trình sử dụng của người dùng là khó lòng tránh khỏi nhất là với các bạn trẻ. Thứ hai, khả năng hội tụ ánh sáng của loại kính này. Sapphire như một thấu kính với khả năng hấp thụ ánh sáng dễ hơn và tốt hơn các mặt kính phổ biến hiện nay trên thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc thời lượng pin sẽ bị giảm đi khi người dùng sử dụng smartphone kính sapphire. Màn hình phải tạo đối trọng xử lí tương phản ánh sáng, nên sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, thời lượng pin sẽ giảm nhanh hơn.
Với Apple điều này rất quan trọng bởi pin của iPhone vẫn chưa được nâng cấp là bao nhiêu, yếu hơn nhiều so với các đối thủ điện thoại cảm ứng giá rẻ Android. Chẳng hạn, trong khi pin của iPhone 5S mới chỉ dừng ở mức 1560 mAh, iPhone 6 là 1810 mAh. Trong khi của Samsung Galaxy Note 3 là 3200 mAh, của Sony Xperia Z3 cũng tương đương; HTC One M8 là 2600 mAh...Thứ 3 là chi phí sản xuất cao do gia công loại chất liệu này phức tạp. Sapphire chỉ có thể được cắt bởi vật liệu cứng hơn nó là kim cương nên rất khó để chế tác. Sapphire cũng nặng hơn rất nhiều và gần như không thể uốn dẻo (quá giòn) so với các tấm kính cường lực kiểu Gorilla Glass trên điện thoại.
Trong khi đó, giá màn thủy tinh chỉ bằng 1/10 giá màn hình sapphire. Để luyện thành sản phẩm, sapphire cũng tốn năng lượng hơn khoảng 100 lần so với thủy tinh, ít thân thiện với môi trường. Trong khi đó, kính trên bộ đôi iPhone 6 và Plus giúp tăng cường khả năng chịu lực tác động khi được xử lý qua quá trình ion giúp lấp đầy các khoảng trống giữa các nguyên tử để tăng cường khả năng chống lại các lực tác động.
Thứ tư, các mặt kính sapphire được sử dụng cho các điện thoại cảm ứng hiện nay đa phần đều là sapphire nhân tạo. Các nhà sản xuất phải bổ sung thêm một số thành phần để giảm tính giòn của nó, tăng độ liên kết giữa các phân tử nhưng lại làm giảm độ cứng đi. Màn sapphire nhân tạo có thể dùng một số loại giấy nhám đặc biệt với độ cứng rất cao để làm nó trầy.
Việc không sử dụng kính sapphire cho bộ đôi iPhone 6 và 6 Plus có lẽ là chiêu bài đã được tính toán từ trước. Nếu Apple chưa nghiên cứu để đưa ra một mặt kính sapphire tiêu chuẩn không một điểm yếu thì hãng sẽ chưa tung ra sản phẩm đại trà cho thị trường. Vào tương lai, chắc chắn các sản phẩm của hãng sẽ sở hữu loại màn này. Bởi đầu năm nay, Apple đã mua lại một nhà máy ở Mase, Arzona, nơi mà một trong những đối tác của Apple là GT Advanced Technologies sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt màn hình sapphire cho điện thoại cảm ứng.Xem thêm : "Việt Nam sẽ là kinh đô của silicon của thế giới"
0 comments:
Post a Comment