Monday, August 18, 2014

Những món "nợ" khó đòi từ các thương hiệu điện thoại chính hãng

Trên đời này có những khoản nợ, nhưng không phải chỉ là tiền bạc, vật chất mà chính là lòng tin. Đó cũng chính là điều mà nhiều doanh nghiệp điện thoại chính hãng hiện nay đang mắc nợ người tiêu dùng. Ai cũng biết điều đó, ai cũng muốn được trả lợi nhưng không ít các “con nợ” này lại chọn cánh trốn nợ.

Thứ nhất chính là sự kỳ vọng ở một sản phẩm đáng tin cậy. Không ít người tiêu dùng đã phải bỏ một số tiền không hề nhỏ, để theo đuổi sở thích, hay mong chờ ở tính năng chiếc điện thoại chính hãng của mình. Và họ đặt niềm tin vào một thương hiệu nào đó, vì họ tin vào những lời quảng cáo, những cách PR truyền thông hoàn hảo trên mạng và các trang thông tin đại chúng. Bởi vậy, khi họ quyết định mua bất kì một sản phẩm nào, thì họ chính là chủ nợ của các thương hiệu đó, trả tiền để có được tính năng, công dụng hữu ích phục vụ cho cuộc sống của mình.

Tuy nhiên, không ít những con nợ đã “quỵt nợ” người tiêu dùng và bằng nhiều cách khác nhau, tế nhị cũng có, và trắng trợn thô bỉ cũng có. Có những thương hiệu, đặc biệt là một số hàng Trung Quốc hiện nay, họ đã vào Việt Nam, quảng cáo một cách rầm rộ với chỉ mục đích là những lời “cầu xin” chân thành nhất để người tiêu dùng mua sản phẩm của mình. Và cách huy động vốn được đi kèm với không ít ngôn từ dối trá, nào là “điện thoại rẻ nhất, uy tín nhất …” bên cạnh đó là một loạt những khuyến mãi, đi kèm với dịch vụ bảo hành sản phẩm …Không những thế, họ cũng còn cao tay hơn khi thuê những “chủ nợ chuyên nghiệp” đóng vai người dùng sản phẩm, hay một cách khác là fan của thương hiệu, để nói lên những lời có cánh dành cho thương hiệu của mình.

Vậy kết quả sẽ sao, đó chính là không ít người dùng đã gặp phải cảm giác bị quỵt nợ, khi bỏ một số tiền không nhỏ để mua chiếc smartphone chính hãng mà được gọi là “điện thoại rẻ nhất, cấu hình cao nhất, uy tín nhất” . Nhưng khi vừa dùng được vài ngày, thì hỏng chỗ nọ, lỗi chỗ kia, rồi đến ngay cả tính năng cơ bản cũng không dùng được. Khi ấy, bên cạnh cảm giác mình vừa bị lừa tiền, còn thêm vào sự khó chịu, bực bội vì mình không thể thực hiện được công việc liên lạc, hay những thứ cơ bản của cuộc sống, mất đi thời gian một cách vô bổ và lãng phí. Và cảm giác ấy cũng lên đến đỉnh điểm, khi có không ít người đã chọn cánh vứt chiếc điện thoại ấy đi, và thay bằng một chiếc khác rẻ hơn.

Món “nợ” ấy càng trở nên thực tế hơn, khi bất kì người tiêu dùng nào, bỏ đi chiếc điện thoại chính hãng đểu mới mua của họ, và chấp nhận mất đi số tiền không nhỏ.Và điều ấy cũng đồng nghĩa với việc, thương hiệu đó sẽ thêm một lần mất uy tín, thêm một chủ nợ nữa. Đến khi có quá đông chủ nợ, chắc chắn thương hiệu đó sẽ phá sản, sụp đổ và trốn nợ.

Nhưng một thực trạng đáng buồn là, khi những thương hiệu kia sụp đổ thì những chủ nợ ấy biết kêu ai. Số tiền không nhỏ, nhưng cũng không phải là lớn để một người dùng có thể đem đi kiện doanh nghiệp. Khi họ mua một sản phẩm kém chất lượng, và phải vứt đi chính là họ đã bị mất tiền vì trao niềm tin ở một nơi không đáng tin cậy, nhưng họ cũng không có pháp luật bảo vệ để lấy lại số tiền đó, vì sản phẩm của họ không quá lớn. Nhưng hãy thử cộng lại, một thương hiệu điện thoại chính hãng chỉ cần bán trên một nghìn sản phảm như vậy thôi, thì số tiền sẽ là khổng lồ mà người tiêu dùng phải bỏ ra.

Thứ hai chính là niềm tin vào dịch vụ, đây cũng là cách mà nhiều thương hiệu điện thoại di động chính hãng chọn để chăm sóc các chủ nợ của mình, và điều này nghe có vẻ nhân đạo hơn so với các thương hiệu khác. Các thương hiệu này, họ biết sản phẩm của mình có thể sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn, sẽ không được như kì vọng của người dùng. Chính vì vậy, họ chọn cách chăm sóc khách hàng, nhiệt tình chu đáo với bất kì ai đem điện thoại đến bảo hành vì những lỗi kĩ thuật họ đã dự đoán được sẽ xảy ra. Hơn thế nữa, họ có những lời “khất nợ” rất dịu dàng của những nhân viên chăm sóc khách hàng, nhằm xoa dịu cảm giác bị “lừa tiền của người tiêu dùng”, và để giảm thiểu khả năng mất uy tín tối đa có thể.

Đối với những thương hiệu ở hình thức này, người thiệt hại vẫn là người tiêu dùng, khi mất thời gian, tiền bạc để đem đi bảo hành, nhưng ít ra, chúng ta còn có được cảm giác thoải mái hơn, so với những thương hiệu bán đồ rởm rồi chạy làng. Vậy chúng ta có đáng để bị như vậy không? Chúng ta là chủ nợ và có quyền chọn vào những nơi đáng tin cậy để sở hữu chiếc “điện thoại chính hãng” của mình. Nhưng chúng ta không có khả năng chế ngự được lòng tin, lý trí để thắng nổi những cám dỗ ghê gớm của giới truyền thông, và cứ như vậy mỗi ngày trôi qua, không ít người đã ném đi số tiền không nhỏ để mua lại sự bực mình.

Xem thêm bài viết: "Tiểu thuyết smartphone"

Thân Hungpm

0 comments:

Post a Comment