Khoảng 2 năm trở lại đây, trước sự tấn công mạnh mẽ của những thương hiệu lớn toàn cầu như Samsung, HTC, Sony, Apple… và các nhà sản xuất điện thoại giá rẻ Trung Quốc như Oppo, Asus, Huawei, Gionee, Xiaomi… điện thoại Việt đang ngày càng mất khả năng cạnh tranh ngay trên sân nhà. Trong năm 2014 vừa qua, điện thoại Việt đã có nhiều tín hiệu tích cực trong việc nỗ lực nghiên cứu, sản xuất để đưa ra một sản phẩm mang thương hiệu điện thoại cảm ứng giá rẻ Việt cho chính người Việt.
Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ để smartphone giá rẻ Việt có thể bứt phá ngay trên sân nhà. Chúng ta cần những bước phát triển rõ ràng hơn để vươn lên. Khi mà, năm 2015, hứa hẹn sẽ là năm đầy khó khăn với sự xuất hiện của những tên tuổi mới, xu hướng mới.
Xét về công nghệ, Việt Nam hiện nay mới chỉ là nước gia công cho các tập đoàn khác. Khả năng sản xuất công nghệ cao của chúng ta còn kém, chưa cạnh tranh về mặt giá cả được với Trung Quốc. Do vậy, ở thời điểm hiện tại, người dùng không nên quá khắt khe với điện thoại thoại Việt bởi chúng cần thời gian để phát triển. Với những thành tựu đã đạt được, có thể đánh giá đây là những bước tiến dài của chúng ta.
Thị trường điện thoại hơn 90 triệu dân của Việt Nam hiện nay đang bị thống trị bởi các hãng sản xuất di động nước ngoài. Điều đáng nói là so với các nước láng giềng có nền kinh tế tương đương thậm chí là kém hơn như Ấn Độ, Indonesia, Phillipines… họ đều có những doanh nghiệp tạo được dấu ấn riêng trên thị trường. Còn Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp nào thực sự bật lên trên được tất cả.
Trước đây, các thương hiệu điện thoại android giá rẻ Việt như Q-Mobile, Mobiistar, FPT, Viettel khá “ăn lên làm ra” khi đánh vào phân khúc giá rẻ với giá chỉ từ 1,5 – 3 triệu đồng. Tuy nhiên, vị thế đã nhanh chóng mất đi khi các tên tuổi lớn, với thương hiệu mạnh, sản phẩm chất lượng nhận thấy tiềm năng của phân khúc này và nhảy vào. Có thể thấy, năm qua điện thoại Việt khá “im hơi” trên thị trường trước sự tấn công dồn dập của các nhà sản xuất nước ngoài.
Dưới con mắt của đa số người Việt: Smartphone Việt chưa tốt. Điều này đến từ những sản phẩm ban đầu của các hãng chưa thực sự tốt. Điều này đã được cải thiện rất nhiều về sau này, thậm chí không thua gì các thương hiệu lớn. Tuy nhiên, do định kiến từ thời kỳ đầu nên nhiều người dùng vẫn ác cảm với điện thoại được cộp mác Việt Nam.
Điều này khiến không ít các nhà sản xuất điêu đứng khi sản phẩm tốt nhưng tốn tiền vào truyền thông để thay đổi suy nghĩ của người dùng. Không ít doanh nghiệp Việt than thở về việc họ không được người dùng trong nước ủng hộ dẫn tới lao đao. Tuy nhiên, trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, người dùng có quyền lựa chọn sản phẩm tốt, chất lượng đi kèm giá cả hợp lý để chọn mua. Các nhà sản xuất phải tự nỗ lực để lấy lại niềm tin và giành lại thị phần của mình.
Tết Nguyên Đán vừa trôi qua, thị trường vào dịp sau tết sẽ khá trầm lắng nhưng sẽ nhanh chóng sôi động trở lại bởi vòng đua của công nghệ đang diễn ra trên thế giới. Đây hứa hẹn sẽ là một năm đầy khó khăn và cần nhiều nỗ lực của các thương hiệu Việt
Xem thêm sản phẩm về smartphone theo đường dẫn: "điện thoại di động giá rẻ"