Sony, Sharp, JVC là một trong những đế chế công nghệ điện thoại android giá rẻ nổi tiếng toàn cầu một thời. Đến nay, họ vẫn nổi tiếng nhưng không còn giữ vị trí như xưa. Sự chậm thay đổi, thích ứng kém đã khiến các tên tuổi này đi xuống trước sự phát triển nhanh chóng của các tên tuổi mới như Apple, Samsung, điện thoại 2 sim Xiaomi, Lenovo…
Thị trường công nghệ điện thoại di động- smartphone vài năm trở lại đây chứng kiến làn sóng phát triển của các công ty Trung Quốc, Hàn Quốc. Những tên tuổi mới này đã làm thay đổi bộ mạnh mẽ bộ mặt của làng di động thế giới. Nếu các tên tuổi Nhật Bản k thay đổi nhanh chóng trong thời gian ngắn thì cái chết đang chờ đợi họ ở phía trước.
Những tên tuổi Sony, Sharp, JVC đã trở nên rất đỗi quen thuộc với người dùng bởi sự thống trị của nó trong quá khứ. Sharp là công ty Nhật đi đầu trong nghiên cứu khi họ chế tạo ra transiter LCD siêu mỏng đưa công nghệ màn hình lên một đỉnh cao mới. Đỉnh điểm tên tuổi này chiếm lĩnh tới 22% thị phần thị trường LCD.
Trong khi đó, panasonic là công ty điện máy từng chiếm giữ phần lớn thị trường thiết bị điện tử từ tivi, màn hình vi tính cho đến các thiết bị dân dụng. Sony cũng có chỗ đứng vững chắc trong lòng người dùng với các thiết bị nghe nhạc đình đám, thiết bị di động tinh tế, sang trọng hay những máy ảnh cơ chuyên dụng.
Thế nhưng, việc quá chần chừ trước thay đổi cùng như không tập trung vào một dòng thiết bị là 2 nguyên nhân chính khiến 2 công ty Nhật bản tụt dốc. Từng rất thành công với dòng sản phẩm tivi LCD, Sharp lại nhanh chóng để vụt mất thị phần khi Samsung xuất hiện. Người Nhật chậm chân chuyển đổi từ tivi sang màn hình smartphone đang lên.
Trong năm 2012, Sharp đã xa thải hơn 50.000 nhân viên trong khó khăn. Vào giữa năm nay, Sharp phải cắt nguồn vốn đầu tư tới 99% sau nhiều năm thua lỗ. Đối với Sony và Panasonic, họ thất bại trên thị trường PC bởi một Lenovo đầy cả tiến. Ở thị trường mobile, họ bị các hãng mới nổi như Huawei, Xiaomi chiếm thị phần trung cấp và phổ thông.
Rõ ràng, trong thế giới công nghệ, không thay đổi là chết dù cho công ty đó có lớn mạnh đến tầm cỡ như nào. Các CEO của Nhật thường ngại thay đổi và không dám thu hẹp chính mình. Họ thất bại nhanh chóng vì quá to lớn và chậm chạp trước một thị trường đầy biến động. Các kỹ sư tài năng của các hãng sau khi bị sa thải hoặc được các công ty đối thủ chiêu mô đầu quân khiến sự sáng tạo của họ bị chậm lại và cuối cùng là bị thụt lùi.
Thêm vào đó, sự xuất hiện ngày càng nhiều cạnh tranh cũng là yếu tố quyết định. Sự đi xuống của các tên tuổi Nhật trong lĩnh vực điện tử không quá ngạc nhiên bởi ngay các ông lớn như Motorola, Nokia cũng phải bán mình dù trước đó họ cũng ở trên đỉnh cao vinh quang.
Hiện nay, Apple và Samsung là những cái tên thống trị. Những liệu chúng ta có nhìn thấy được sự lụi tàn của họ như điều mà chúng ta đang được chứng kiến với các tên tuổi Nhật Bản hay không?
0 comments:
Post a Comment