Thursday, March 19, 2015

Smartphone Việt và những năm sóng gió

Vào khoảng 2 năm – thời kỳ đỉnh cao của các hãng điện thoại thương hiệu Việt, có tới 30 thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, sau khoảng 2 năm đầy biến động trước sự tấn công mạnh mẽ của các tên tuổi lớn trên thế giới, nhất là các nhà sản xuất Trung Quốc đã “xóa sổ” gần hết các tên tuổi điện thoại giá rẻ ở trên. Cho đến thời điểm này, số hãng trụ lại chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Cụm từ “điện thoại thương hiệu Việt” mới chỉ xuất hiện khoảng 3, 4 năm trở lại đây. Với cụm từ này, nhiều doanh nghiệp đánh vào tâm lý “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Ban đầu, những thương hiệu này nhận được sự quan tâm và ủng hộ rất lớn từ phía người dùng, nhất là trong bối cảnh các thiết bị về di động còn yếu kém và xa lạ.
smartphone
Tuy nhiên, sự ủng hộ đó không kéo dài được bao lâu khi chất lượng của những sản phẩm này khiến người dùng cảm thấy ngao ngán và mất niềm tin. Nhiều người nhận ra nhiều thương hiệu chỉ là “mác Việt, hồn tàu”. Dần dần sau quá nhiều “phốt”, người dùng dần quay lưng lại với những thương hiệu điện thoại cảm ứng giá rẻ này. Tâm lý thận trọng trở thành rào cản lớn nhất dành cho các doanh nghiệp Việt. Những câu hỏi liên quan đến nguồn gốc của sản phẩm luôn được người dùng đặt ra.
Smartphone sản xuất tại Trung Quốc có thật sự đáng quan trọng
điện thoại cảm ứng giá rẻ
Việc một smartphone được sản xuất tại Trung Quốc không vấn đề gì bởi thực tế những chiếc điện thoại 2 sim được cả thế giới yêu thích như iPhone hay Nokia cũng đều được sản xuất tại Trung Quốc. Điều khác biệt nằm ở chỗ, các hãng tự nghiên cứu, chế tạo, đầu tư và thuê gia công giá thấp khác với việc chọn một chiếc máy của đơn vị vô danh rồi gia công gắn mác của mình vào.
Những tên tuổi smartphone Việt “sống sót” đến ngày hôm nay đều là những hãng chịu khó đầu tư vào R&D – nghiên cứu và phát triển. Phải nói thêm rằng, việc gia công tại Trung Quốc và gắn mác của thương hiệu mình không phải điều xấu. Điều quan trọng là các hãng kiểm soát được chất lượng sản phẩm của mình, tỷ lệ chất xám công ty mình bỏ vào đó cao và đúng với định hướng chiến lược phát triển.

Điện thoại thương hiệu Việt ngày càng yếu thế
Khi tình hình ngày càng trở nên khó khăn, việc các doanh nghiệp mua sản phẩm của các hãng vô danh Trung Quốc gắn mác Việt bắt đầu vô tác dụng. Người dùng ngày càng thông minh và tỉnh táo hơn. Họ tẩy chay những sản phẩm kém chất lượng. Chỉ những sản phẩm chất lượng, đáp ứng đủ mới có thể tồn tại trên thị trường.
Số lượng thương hiệu Việt tồn tại đến ngày hôm nay có thể nói đến những cái tên nổi bật như Q-Mobile, Mobiistar, HKPhone, FPT, VNPT, Viettel là một số ít cái tên còn xuất hiện trên thị trường dù không thực sự mạnh mẽ. Trong khi đó, những cái tên như Mobell, Malata, Wellcome, Hi-mobile, Bluefone,… dường như đã biến mất không còn dấu vết.

HKPhone là thương hiệu điện thoại của Hồng Kong được Tập đoàn Linh Trung Tín mua lại từ năm 2013 và biến nó thành thương hiệu của riêng mình. Sản phẩm của hãng này thường được phân phối tại các thị trường địa phương, với mạng lưới đại lý phủ khắp cả nước và có một vài sản phẩm cũng nhận được sự chú ý lớn của người tiêu dùng.
Các tên tuổi khác đều là những tên tuổi tay trái như Vietell FPT, VNPT và Viettel là nhà mạng tuy không chú trọng lắm cho mảng điện thoại nhưng họ vẫn duy trì các sản phẩm của mình ở phân khúc giá rẻ. Trong khi Bkav xuất phát là nhà nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ phần mềm diệt Virus.
Để có thế tiếp tục phát triển và đương đầu với các nhà sản xuất mạnh đến từ quốc tế, các thương hiệu Việt cần cố gắng và nỗ lực hơn trong sản phẩm và giá cả để tăng sức cạnh tranh, phát triển trên chính sân nhà.
 Xem thêm sản phẩm về smartphone giá rẻ theo đường dẫn: "điện thoại di động"

0 comments:

Post a Comment