Monday, February 2, 2015

Thương hiệu Việt trong thời kỳ gặp khó

Smartphone giá rẻ  thương hiệu Việt từng gây được tiếng vang lớn và chiếm được thị phần cao trên thị trường khi tập trung mạnh vào phân khúc điện thoại giá rẻ. Tuy nhiên, dường như đó chỉ là những ánh hào quang vụt sáng rồi tắt khi các thương hiệu Việt dần bị các nhà sản xuất nước ngoài lấn át, giành mất thị phần.
Thời “vàng son” của điện thoại Việt
dtdd
2009 – 2010 được coi là thời kỳ hoàng kim của các hãng điện thoại android giá rẻ thương hiệu Việt khi có tới trên 30 thương hiệu khác nhau. Theo thống kê của GFK, những tên tuổi này chiếm tới 30% thị phần trên thị trường – một con số đáng mơ ước với một quốc gia có nền công nghiệp sản xuất công nghệ cao còn kém như Việt Nam.
Một trong những cánh chim đầu đàn nổi bật tiên phong cho các điện thoại di động thương hiệu Việt thời kỳ đó chính là Q-Mobile. Thương hiệu này còn không tiếc tiền đầu tư quảng cáo, truyền thông rầm rộ trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng. Q-Mobile nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường với dòng điện thoại 2  sim. Sau khi làn sóng smartphone bùng nổ, Q-Mobile cũng được biết đến như chiếc điện thoại thông minh giá rẻ tầm giá 3 triệu đồng.
Q-Mobile đã bắt tay với Microsoft để sản xuất smartphone chạy hệ điều hành Windows Phone từ những ngày đầu hệ điều hành còn “non nớt” với giá bình dân. Hãng đã liên tục gây được chú ý đối với nhóm đối tượng khách hàng ở trên. Và thậm chí, thương hiệu này còn đặt ra mục tiêu đạt doanh thu 2.000 tỷ đồng từ mảng bán lẻ di động trong năm nay dù thị trường đang gặp khó.
điện thoại di động giá rẻ
Xuất hiện sau Q-Mobile là những cái tên đáng ghờm như HKPhone rồi Mobiistar với giá hấp dẫn ở phân khúc giá rẻ. Các nhà sản xuất đưa ra mọi mức giá trong phân khúc này từ 2 – trên 5 triệu đồng để người dùng lựa chọn. Các thương hiệu Việt cũng khá nhanh chân nhập cuộc theo xu hướng công nghệ khi liên tục nâng cao cấu hình của máy qua các thế hệ để cạnh tranh với các nhà sản xuất ngoại.
Thêm vào đó, thị trường Việt cũng chứng kiến sự gia nhập của Q-Mobile, FPT vào thị phần Windows Phone – vốn chỉ có mình Nokia sản xuất. VNPT sau khi giới thiệu chiếc Vivas Lotus đầu tiên cũng đã đưa ra phiên bản thứ 2 được lắp ráp tại Việt Nam. Và gần đây nhất là BKAV cũng đang chuẩn bị giới thiệu chiếc BPhone thuần Việt.
Hào quang sớm tắt
Các thương hiệu Việt phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ những tên tuổi lớn chưa tấn công mạnh mẽ vào nước ta. Đặc biệt là các nhà sản xuất Trung Quốc. Thế nên, niềm vui chẳng được bao nhiều khi từ năm 2011, các ông lớn lần lượt đổ bộ vào nước ta trên tất cả mọi phân khúc. Với sức mạnh của thương hiệu, tài lực hùng hậu, chẳng khó khăn gì để những ông lớn này giành thị phần trên thị trường.
smartphone
Với thương hiệu yếu cùng với chất lượng kém hơn, hàng loạt các thương hiệu Việt bị khai tử như Mobell, Malata, Wellcome, Hi-mobile, Bluefone… Những thương hiệu còn tồn tại được đến ngày hôm nay đều dựa vào sự nhanh nhạy, biết thay đổi theo thời cuộc. Và tất nhiên, vì những thương hiệu này đáp ứng được các nhu cầu của nhiều khách hàng.
Trong cuộc chơi kinh doanh nói chung và ngành điện thoại di động nói riêng, tất cả mọi người đều có cơ hội tham gia. Tuy nhiên, người biết nắm bắt mới là người có thể thành công và có được thành quả đáng kể. Nếu doanh nghiệp Việt không có sự đầu tư mạnh mẽ và chiến lược phát triển bền vững, phù hợp, thị phần của những chiếc smartphone mác Việt sẽ dần bị teo tóp và khả năng bị khai tử là rất lớn.
 Xem thêm về sản phẩm smartphone theo đường dẫn: "điện thoại di động giá rẻ"

0 comments:

Post a Comment