Tại CES vừa diễn ra tại Las Vegas, Asus đã khiến nhiều người phải ngạc nhiên khi giới thiệu chiếc smartphone giá rẻ Zenfone 2 RAM 4GB. Với dung lượng này, nhà sản xuất Đài Loan đang chiếm ngôi đầu bảng smartphone có bộ nhớ RAM lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, cũng giống như màn hình 2K, Ram 4GB có thực sự cần thiết hay chỉ là chiêu bài để quảng cáo và chạy đua phần cứng giữa các thương hiệu?
Asus là thương hiệu smartphone giá rẻ được nhiều người dùng yêu thích vì những sản phẩm có cấu hình cao, ổn định cùng mức giá hợp lý. Sau một năm 2014 rất thành công với những chiếc điện thoại di động giá rẻ như Zenfone 4,5,6, Asus quyết định đột phá ngay đầu năm 2014 bằng chiếc Zenfone 2 RAM 4GB và Zenfone Zoom camera cực khủng.
Việc chạy đua cấu hình giữa các nhà sản xuất smartphone Android là điều không còn xa lạ. Cùng với độ phân giải màn hình, camera, kích thước, bộ nhớ RAM đang phát triển và thay đổi nhanh chóng. Cách đây vài năm, bộ RAM phổ biến là 512MB sau đó nâng lên 1GB. Năm 2012 bộ nhớ RAM nâng lên mức 2GB và 3GB vào năm 2013. Đến năm 2014, RAM 3GB trở nên phổ biến và ngỡ rằng đây là mức phù hợp và đủ dùng thì đến năm 2015, RAM 4GB là bước tiến tiếp theo để hấp dẫn người mua điện thoại trả góp.
Dấu hiệu của một cuộc đua mới
Sẽ còn nhiều model này có dung lượng khủng như điện thoại trả góp Zenfone 2 được giới thiệu trong năm nay mà Samsung là cái tên đầy hứa hẹn đầu tiên khi Note 4 của hãng trong năm 2014 đã có RAM 3GB. Việc RAM lớn hơn không phải không tốt nhưng nó sẽ kéo theo những hạn chế của việc tối ưu hóa giữa phần cứng và phần mềm. Quá phụ thuộc vào phát triển phần cứng sẽ dẫn đến lãng phí tài nguyên trong khi phần mềm lại không được tối ưu tốt.
RAM tăng lên sẽ kéo theo sự xuất hiện của nhiều ứng dụng thừa mà người mua điện thoại trả góp hiếm khi dùng đến được tạo ra với mục đích quảng cáo. Khi RAM dừng lại ở mức 1GB, 2GB, các nhà sản xuất sẽ tích hợp những tính năng và ứng dụng phù hợp để đảm bảo cho thiết bị chạy ổn định.
Một nguyên nhân chính khiến các smartphone Android tốn pin và càng dùng máy càng chậm chính là những ứng dụng chạy ngầm. Dung lượng RAM càng lớn, các ứng dụng chạy ngầm càng nhiều, máy càng nhanh hết pin. Trong khi tất cả các công nghệ đều phát triển thì công nghệ pin vẫn dậm chân tại chỗ.
RAM 4GB giúp Android trải nghiệm tốt hơn
RAM đóng vài trò quan trọng trong một thiết bị chạy Android bởi Android là hệ điều hành mở, cho phép các nhà sản xuất điện thoại can thiệp sâu để tùy biến. Hệ điều hành Android chạy đa nhiệm theo đúng nghĩa đen của nó. Nếu RAM thấp, smartphone trả góp có thể đơ, lag trong một số trường hợp nhất là khi chạy quá nhiều dụng cùng một lúc. Chính vì thế, RAM có dung lượng càng lớn, trải nghiệm trên điện thoại của bạn càng mượt mà.
Có thực sự cần thiết?
Mọi công nghệ khi phát triển đều tốt khi nó phục vụ cuộc sống và việc các nhà sản xuất trang bị RAM 4GB cho thiết bị của mình cũng như vậy. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, sẽ tốt hơn rất nhiều khi các nhà sản xuất chú trọng hơn đến các yếu tố khác. RAM không phải là yếu tố quyết định hàng đầu đến trải nghiệm người dùng.
Hãy nhìn vào Apple, những gì họ đã làm là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. Với khả năng tối ưu hóa phần mềm tuyệt vời, Apple vẫn chỉ cần trang bị RAM 1GB cho thế hệ iPhone mới nhất của mình mà vẫn đảm bảo được độ mượt mà cho điện thoại trả góp iPhone. Trên cả yếu tố trải nghiệm, các thiết bị của Apple nhờ phần mềm tối ưu hóa tốt còn có độ ổn định cao theo thời gian.
Tóm lại, RAM 4GB là một điều tốt nếu các phần mềm, phần cứng khác cũng như phần mềm được tối ứu hóa đồng bộ với nhau. Điều mà người dùng quan tâm nhất không phải là bộ nhớ RAM 4GB mà đơn giản là khi cầm một chiếc điện thoại trả góp thông minh hay tablet trên tay, họ được trải nghiệm những gì. Các thông số kỹ thuật không phải là tất cả.
0 comments:
Post a Comment