Sáng tạo không ngừng, áp dụng những công nghệ, ý tưởng mới cho những chiếc điện thoại cảm ứng giá rẻ là cách các nhà sản xuất thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này. Đồng thời, cũng là cách để các hãng vươn lên so với đối thủ, và tăng lượng người mua điện thoại trả góp. Tuy nhiên, việc mạnh dạn áp dụng những sáng tạo này cũng đem đến không ít rủi ro. Đó có thể là trái ngọt trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay nhưng cũng có thể quả đắng không thể lường trước.
Màn hình 4K để làm gì
Màn hình 2K đã xuất hiện khá nhiều trong năm nay. Có thể kể đến những cái tên đình đám trong suốt thời gian qua khi màn hình hiển thị của máy không ngừng được ca ngợi như Samsung Galaxy Note 4, Note Edge, Oppo Fina 7a, LG G3… Qualcomm – Nhà sản xuất con chip số 1 thiết giới cho rằng, màn hình 4K sẽ bùng nổ vào năm sau. Tuy nhiên, trong khi màn hình 2K vẫn đang gây nhiều tranh cãi vì sự phí phạm tài nguyên phần cứng thì sự bùng nổ của 4K khó lòng xảy ra.
Không phải ngẫu nhiên nhiều nhà sản xuất vẫn đang lưỡng lự khi chọn màn hình Full HD với màn QHD. Nếu so sánh giữa màn hình 720p với 1080p, người dùng có thể nhận thấy sự khác biệt rõ ràng về chất lượng hiển thị, độ sắc nét. Tuy nhiên, khi càng lên cao, sự khác biệt này càng khó nhận biết. Với khoảng cách giữa mắt người dùng đến màn hình smartphone, gần như không có sự khác biệt nào giữa màn hình 1080p với 4K mật độ điểm ảnh 800 ppi chứ chưa nói tới 2K với 4K.
Một vấn đề khác kéo theo khi trang bị màn hình 4K cho smartphone chính là dung lượng pin. Vấn đề này vẫn chưa có nhà sản xuất nào có thể giải quyết hiệu quả. Bởi vì, khi nâng lên 4K, bộ vi xử lý đồ họa sẽ phải làm việc “vất vả” hơn rất nhiều để đảm bảo các ứng dụng đồ họa chạy mượt mà. Các bộ vi xử lý hiện đại có thể xử lý tốt nhưng dung lượng pin lại quá hạn chế để người dùng sử dụng. Chưa kể đến việc, nó sẽ làm tăng chi phí sản xuất, nâng cao giá thành.
Thiết kế siêu mỏng: Kém bền, cầm không chắc tay
Xu hướng ai cũng có thể nhận thấy hiện nay trong thiết kế smartphone là siêu mỏng. Nhiều người đã tỏ ra tiếc nuối với thiết kế vuông vức, tinh tế của đầy đặn của iPhone 5s khi iPhone 6 Plus ra đời. Siêu mỏng với camera lồi “xấu xí”. Cũng chính từ những thiết kế siêu mỏng này đã dẫn đến nhiều sự cố cũng như giảm độ bền của máy. Vụ ồn ào iPhone 6 dễ dàng bị bẻ cong khi tác động một lực mạnh hay để trong túi quần sau là minh chứng rõ nhất cho vấn đề mỏng quá mức này.
Xu hướng này khiến nhiều người dùng nghi ngại và đặt ra câu hỏi về độ bền, khả năng chịu lực của sản phẩm. Thật may, khi các nhà sản xuất đều có ý thức thay đổi. Những lô hàng sau khi bị khách hàng phản ánh, Apple đã âm thầm khắc phục sự cố khi gia cố thêm miếng thép ở khu vực dễ gãy cho iPhone 6 Plus.
Một vấn đề đáng được quan tâm hơn chính là vấn đề pin. Các nhà sản xuất phải tính toán làm sao để ẩn trong “thân hình mảnh mai” ấy là một nguồn năng lượng dồi dào. Một số hãng có bán thêm cục pin ngoài với dung lượng lớn hơn nhưng kích thước dày hơn, đẩy nắp pin phồng lên gây mất thẩm mỹ. Hiện nay, Sony được đánh giá thiết bị có dụng lượng và khả năng tiết kiệm pin tốt nhất/ Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để người dùng hài lòng.
Màn hình ngày càng “phát tướng”
Xét cho cùng smartphone vẫn chỉ là một thiết bị cầm tay nhưng nhiều nhà sản xuất đã cố tính ngó lơ điều đó để cạnh tranh với máy tính bảng mini khi đưa ra khái niệm phablet với kích thước từ 5 inch trở lên. Tất nhiên màn hình lớn đem đến những trải nghiệm hấp dẫn hơn nhưng cái gì cũng cần có giới hạn của nó. Dù người dùng có xu hướng thích smartphone màn hình to nhưng không có nghĩa cứ to là người dùng sẽ chấp nhận. Sony Z Utral, Nokia Lumia 1520 màn hình 6,2 inch và 6 inch hay HTC One Max là những minh chứng rõ nhất cho điều đó.
Những chiếc smartphone màn hình lớn được yêu thích trên thị trường hiện nay vẫn chỉ dừng lại dưới 6 inch như Samsung Galaxy Note 4 5,7 inch; iPhone 6 Plus 5,5 inch. Để thành công chúng ta cần nhiều thứ nhưng cũng chỉ vì lỡ chân bước qua một lằn ranh nào đó, kết quả đã tồi tệ đi rất nhiều.
0 comments:
Post a Comment