Wednesday, September 3, 2014

Miếng pho mát và câu chuyện chưa kể : "Ai lấy miếng pho mát của tôi"


Tôi đã đọc cuốn sách “Ai lấy miếng pho mát của tôi” của tác giả Spencer Johnson và cảm thấy có điều gì đúng với thực trạng của nền kinh tế Việt chúng ta, mà ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến lĩnh vực công nghệ cao, smartphone. Thị phần điện thoại di động chính hãng với phân khúc điện thoại rẻ nhất, luôn là một miếng “pho mát” ngon lành mà các thương hiệu muốn thưởng thức. Và các thương hiệu smartphone Việt cũng vậy, họ cũng khao khát được có được miếng bánh cho riêng mình, nhưng chỉ có điều là họ phản ứng thế nào với thực trạng kinh tế thế giới luôn biến động theo từng ngày.



Nếu các bạn đã từng đọc qua cuốn sách này, các bạn sẽ thấy các nhân vật rất hình mẫu cho tính cách của con người như Đánh Hơi, Nhanh Nhẹn, Ù Lì, Chậm Chạp. Và hai nhân vật Ù Lì và Chậm Chạp dường như rất giống với một số doanh nghiệp của chúng ta bây giờ. Khi các nước trên thế giới, đã nhanh chóng phát triển về công nghệ hiện đại, để đem lại  lợi thế cho doanh nghiệp điện thoại di động chínhhãng của nước họ. Chính vì vậy, các thương hiệu điện thoại nổi tiếng như Samsung, Apple, Nokia… thường là những công ty luôn đón đầu công nghệ. Họ định hướng cho sự phát triển của smartphone, và làm chủ những miếng “pho mát” vô cùng lớn trên toàn thế giới. Ngay cả vào thời điểm này, với phân khúc điện thoại thoại di động chính hãng rẻ nhất, họ cũng đã chiếm lấy thị phần của riêng mình, và khẳng định vị thế vững chắc trên bản đồ công nghệ.

Những thương hiệu smartphone nổi tiếng như vậy, rõ ràng họ chính là hai nhân vật Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn, họ nắm bất được xu thế phát triển công nghệ cao, nắm băt được tâm lý của người tiêu dùng, bên cạnh đó là khả năng sáng tạo không ngừng để cho ra đời những chiếc điện thoại hiện đại nhất. Có thể cho rằng họ được tận hưởng thành tựu của nền khoa học hiện đại từ quốc gia họ, để có những sản phẩm tốt nhất, hiện đại nhất, và thậm chí là những chiếc điệnthoại rẻ nhất. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng, những thương hiệu smartphone ấy, có những con người không ngừng sáng tạo, học hỏi để đóng góp cho giá trị của sản phầm.



Còn nhìn lại với các doanh nghiệp Việt hiện thời của chúng ta, những người luôn ù lì và chậm chạp. Chúng ta luôn theo sau công nghệ của thế giới, đang phải cố gắng theo đuổi lĩnh vực công nghệ cao như smartphone, thứ mà các quốc gia khác đã thực hiện từ lâu rồi. Chúng ta có những điện thoại di động chính hãng thương hiệu Việt, nhưng chúng ta không có được những nhà khoa học công nghệ hàng đầu, để tạo ra và vận hành thứ công nghệ cao ấy. Và quan trọng hơn cả,chỉ  là cách các thương hiệu điện thoại Việt này, hòa nhập với xu thế phát triển kinh tế thế giới như thế nào mà thôi. Một điều dễ dàng nhận thấy, các thương hiệu smartphone Việt đang chậm chạp hơn so với các tên tuổi lớn rất nhiều, bởi vậy họ chỉ dám chen chân ở phân khúc điện thoại rẻ nhất thôi. Tuy nhiên ở lĩnh vực nào cũng vậy, nếu không tự cố gắng phấn đấu để cải thiện và cập nhật công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, thì dù ở phân khúc nào, các thương hiệu Việt cũng khó lòng nhặt được miếng pho mát rơi vãi còn xót lại cho riêng mình. Doanh nghiệp Việt lúc này, họ cần thực sự phải thay đổi, cả về cách nghĩ và tầm nhìn chiến lược.



Chúng ta không phải như trước kia, dưới sự bảo hộ độc quyền của nhà nước, để rồi chúng ta thỏa sức tung hoành với ý nghĩ mặc định rằng, thị trường Việt sẽ là của thương hiệu Việt. Nhưng giờ đây, lối suy nghĩ ấy nếu còn tiếp diễn thì chắc chắn sẽ bị vùi dập bởi chính sách mở cửa kinh tế hoàn toàn vào năm 2016. Chúng ta có thể tự tin rằng mình có những chiếc điện thoại rẻ nhất, để rồi không cần biết chất lượng sản phẩm đó ở mức nào, và thỏa sức bán cho người tiêu dùng. Nhưng hãy nhìn xem, Xiaomi, Oppo, họ còn có những chiếc điện thoại di động chính hãng rẻ hơn thương hiệu Việt nhiều lần, và chất lượng vượt trội xo với chúng ta. Khi họ không còn chịu sự rằng buộc về thuế ở thị trường Việt, thì việc họ chiếm được miếng “pho mát” lớn trên thị trường Việt sẽ là điều ai cũng nhận ra trước mắt. Và lúc ấy, nếu có doanh nghiệp Việt nào trách cứ người tiêu dùng Việt quay lưng với sản phẩm của mình, thì hãy tự trách bản thân họ, đã bỏ qua những giá trị quý giá trước đây, với sự ưu ái không hề nhỏ của chính sách bảo hộ kinh tế.

Cơ hội với thương hiệu điện thoại di động chính hãng Việt đã có, và thách thức đặt ra với họ cũng không hề nhỏ. Tuy nhiên, tôi tin rằng nếu thương hiệu nào cố gắng không ngừng sáng tạo, học hỏi, để nâng tầm smartphone Việt cao hơn trong con mắt bạn bè quốc tế, thì sự ưu ái  và thiện cảm của người tiêu dùng Việt, luôn sẵn sàng chờ đón họ.


Thân Hungpm


0 comments:

Post a Comment