“Điện thoại chính hãng” là từ ta gặp nhiều nhất trong giới truyền thông ngày nay. Sự phát triển bùng nổ của công nghệ, cùng với những đòi hỏi yêu cầu cao hơn của con người, các hãng smartphone đã đua nhau phát triển để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Người ta nói “Trăm người bán, vạn người mua”, thật vậy, dù ta thấy có vô vàn thương hiệu điện thoại di động chính hãng xuất hiện trên thị trường, thì vẫn có đến cả triệu người mua, và những công ty ấy vẫn cứ tồn tại và phát triển. Nhưng ở đây, tôi sẽ nói đến một câu chuyện, đó chính là “ba con lợn.”
Có thể bạn cũng đã từng nghe, và từng biết câu chuyện này rồi, nhưng đây là trải nghiệm khi người ta nhìn đến thực tế về thị trường điện thoại hiện nay. Câu chuyện kể về ba chú lợn, cùng nhau xây cho mình mỗi người một căn nhà, với mục đích “an cư để hưởng thụ”. Và mỗi người chọn cho mình một cách khác nhau, một nguyên vật liệu khác nhau để xây căn nhà của mình. Chú thứ nhất thì chọn những cành cây cũ nát để xây thành chiếc tổ ấm, nhìn có vẻ khá mát mẻ để tránh khỏi anh nắng mặt trời. Chú thứ hai thì chọn nguyên liệu bằng rơm, trông rất màu sắc và êm ái, còn chú cuối cùng thì lại chọn bằng nguyên liệu là gạch.
Cả ba chú này đều cùng nhau xây một thời điểm, và có một điều chung là hai chú xây nhà bằng nguyên liệu cành cây, và rơm kia, hoàn thành căn nhà của mình một cách nhanh chóng, để có thời gian ngồi “nghỉ mát” và “vểnh râu” chế giễu chú lợn thứ ba đang hì hục xây căn nhà bằng gạch của mình. Nhưng cuối cùng, chú thứ ba cũng xây xong và cũng là lúc mùa mưa bão đến. Chú thứ ba ngồi yên tâm trong nhà mình, nghỉ ngơi sau thời gian vất vả, còn hai chú lợn ban đầu thì vật lộn với gió mưa, và rồi lại quay về với cái “máng lợn nguyên thủy”.
Hai chú lợn ban đầu, chỉ xây nhà với mục đích tránh nắng, chứ không cần kiên cố vững trãi như chú thứ ba, và kết quả là ngôi nhà của họ cũng chỉ nhất thời tồn tại. Và trong lĩnh vực điện thoại chính hãng cũng vậy, bất kì một doanh nghiệp nào, chỉ với mục tiêu bán chiếc điện thoại của mình rẻ nhất, nhiều nhất, thì họ cũng chỉ là kẻ “ăn sổi” mà thôi, chứ không bao giờ có được sự ổn định lâu bền nào cả.Khi người dùng cầm chiếc điện thoại giá rẻ trong tay, tuy không phải xót xa lắm khi thanh toán tiền, nhưng nếu được một thời gian ngắn, phải đem đi sửa, thì sẽ là một sự bực bội không hề nhỏ. Và thương hiệu ấy, chắc chắn sẽ mất đi uy tín của mình, và sẽ chết theo thời gian. Vậy mà một điều thật đáng buồn là, chúng ta lại đang phải chứng kiến một số lượng lớn các thương hiệu smartphone, đặc biệt là từ Trung Quốc ồ ạt vào thị trường Việt Nam, với mục tiêu của họ chỉ để “tránh nắng tạm thời” và “ăn được nhiều nhất”. Họ là những thương gia, những tỉ phú giàu có của một lĩnh vực khác, và họ đầu tư vào điện thoại chính hãng, chỉ mục đích là tìm chỗ “mát” tạm thời để hưởng thụ. Và khi ăn đủ rồi, họ sẽ bỏ đi, để lại cho thị trường của người Việt chúng ta một bãi “rác” khổng lồ, với những phế phẩm “điện thoại rẻ nhất ” độc hại, mà trước đây người ta phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua nó. Cái viễn cánh “ném thì không được, vứt cũng không xong” của một thứ mà trước đây ta từng gọi là điện thoại chính hãng, chắc hẵn đã không ít bạn mắc phải rồi. Nhưng điều đó, là một hệ quả đáng buồn đối với bất kì ai, nhẹ dạ,cả tin để mua sản phẩm của những thương hiệu chỉ muốn “xây nhà bằng rơm” để ngồi “gặt quả”.
Nhưng với thực trạng và viễn cảnh đất nước hiện nay, tôi tin rằng điều ấy sẽ không tồn tại lâu nữa, khi mà nền kinh tế đất nước sẽ chính thức mở cửa vào năm 2016. Lúc ấy, chỉ ở riêng lĩnh vực điện thoại chính hãng thôi, ta sẽ thấy vô vàn “ngôi nhà đồ sộ”, cho ta ghé thăm, và chọn mua bất kì sản phẩm nào. Người tiêu dùng cũng không phải chịu giá thuế cao như hiện nay đối với sản phẩm điện tử nữa, như vậy, sản phẩm của trong và ngoài nước sẽ có giá thành như nhau, không còn có sự ưu tiên, hay bảo hộ gì nữa.
Đó thực sự là một cơn bão khổng lồ, và nó sẽ cuốn đi tất cả những gì tạm thời, thiếu chắc chắn, ngay cả những ngôi nhà xây bằng “gạch” nhưng nền móng yếu cũng sẽ bị cuốn đi. Chính vì vậy, những điện thoại chính hãng chất lượng “rởm” của nước ngoài chắc chắn sẽ bị cuốn đi, nhưng những thương hiệu Việt với những ngôi nhà có nền móng yếu, cũng sẽ không qua khỏi được cơn bão này. Đây chính là điều đáng buồn, cũng là tiếng “chuông báo thức” cho các doanh nghiệp Việt hiện nay, nếu như họ không muốn “dậy muộn”, và bị mất “miếng bánh thị phần” của mình.Xem thêm bài viết : "Thương hiệu Trung Quốc thống trị thị trường Việt"
Author by Hungpm
0 comments:
Post a Comment