Thursday, July 31, 2014

Nhân chứng biết nói của bạo lực học đường (p1)

Bạo lực học đường đã trở thành một trong những vấn đề xã hội báo động hiện nay. Giờ đây, nếu bạn lên google và search cụm từ “Clip đánh bạn”, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi chỉ sau 0,32 giây đã có 9.310.000 kết quả hiện thị. Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy là những clip với hình ảnh túm tóc, bạt tai, lột đồ… của các bạn nữ sinh và người quay lại những clip ấy cũng chính là bạn bè của họ. Chính những clip được quay khá rõ từ những chiếc điện thoại chính hãng này là căn cứ để chúng ta đánh giá về thực trạng bạo lực học đường hiện nay và tìm ra cách giải quyết nó tận gốc.

Bạo lực học đường không phải là điều gì mới. Nhưng sự gia tăng, bùng phát về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của vụ việc mang màu sắc xã hội đen đang khiến xã hội hoang mang, lo lắng. Không chỉ xảy ra với đối tượng nhỏ tuổi, giờ bạo lực đã lan tới cả giảng đường đại học, nơi những trí thức tương lai và đều đã ở độ tuổi trưởng thành đang “dùi mài kinh sử”. Và không chỉ học sinh mà ngay cả giáo viên – những người vốn được cho là “mẹ hiền” cũng hành xử thô bạo với những “đứa con” của mình.

Trước tiên hãy cùng phân tích những clip về việc giáo viên dùng vũ lực với học sinh và bị chính học sinh trong lớp quay lén lại bằng chiếc điện thoại chính hãng được giấu dưới ngăn bàn. Nếu không có những hình ảnh này, chắc hẳn chúng ta còn chưa nhận ra những thực trạng đáng báo động của nền giáo dục. Nếu đã từng một lần xem những clip này dưới góc quay được giấu kín thì chắc chắn sẽ bị ám ảnh bởi những cái tát thẳng mặt, những cái thước gỗ phang không thương tiếc vào sinh viên. Mặc dù quay lại bằng smartphone tầm trung và ở khoảng cách xa nhưng rất chân thực và rõ nét.

Khi giáo viên – thủ phạm gây ra bạo lực học đường bị cả xã hội lên án, bị đình chỉ dạy, bị kỷ luật trước hội đồng thì họ khóc lóc và hối hận. Họ xin lỗi học sinh, phụ huynh về hành động của mình và viện vào cớ “yêu cho roi cho vọt” để biện minh, để mong được tha thứ. Nhưng những “cái roi yêu thương” mà cô dành cho trò như vậy lại chỉ khiến các em sợ hãi trong các tiết học mà quên đi kiến thức, chỉ thấy cô đúng là “cô nuôi dạy hổ” chứ không phải “người mẹ hiền” đang truyền dạy kiến thức.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, việc học sinh dùng điện thoại trong lớp học cũng là điều không được phép vì đa số các trường đều cấm. Bởi lẽ bên cạnh những tác dụng thì với học sinh – những người chưa phát triển hoàn thiện về nhân cách và tư duy rất dễ bị smartphone chi phối. Khi được hỏi thì chính các phụ huynh cũng không biết con em mình lấy tiền đâu ra để mua điện thoại tầm trung như vậy.

Nghĩa – Một bạn học sinh THPT tại Hà Nội cho biết: Bố mẹ không cho tiền mua smartphone nhưng đa số lớp em các bạn đều tiết kiệm tiền ăn sáng rồi đi tìm mua một chiếc điện thoại chính hãng cũ tốt tốt để dùng. Bọn em thường chọn điện thoại tầm trung chính hãng thay cho smartphone giá rẻ để quay phim cho nét nét chút. Bố mẹ bọn em thường không biết chúng em có điện thoại riêng. Rõ ràng việc để học sinh dùng smartphone ở trường mang đến cả những tiêu cực và tích cực cho xã hội. Trong phần 1, có vẻ nó đang đến nhiều tích cực hơn khi tố cáo những hành vi thiếu tính sư phạm của giáo viên. Phần tới, chúng ta sẽ cùng xem xét những tiêu cực của vấn đề này. Hãy đón đọc nhé :)

Xem thêm bài viết <> "Cảm nhận về cô giáo Thủy" <>

0 comments:

Post a Comment