Friday, June 27, 2014

“Smartphone” với giới trẻ - là “ông chủ” hay “người hầu” ?


Với bất kì loại smartphone dù tầm trung hay cao cấp thì cũng chỉ là công cụ vô tri vô giác không có cảm xúc nhưng điều kì lạ là con người lại đang lệ thuộc vào cái vật vô tri vô giác ấy.



Đọc thêm nhiều bài viết tại đây
Từ thuở bình minh của loài người, con người đã biết sử dụng công cụ để phục vụ cho mình và khi tư duy ngày càng phát triển thì những công cụ phục vụ cho cuộc sống lại càng nhiều hơn. Những ứng dụng về khoa học kĩ thuật ngày nay đã phát triển trên mọi lĩnh vực của cuộc sống để phục vụ mục đích của con người. Một trong những sự thành tựu về công nghệ ấy là smartphone với các tính năng và ưu điểm hấp dẫn nhất.
Giới trẻ luôn là đối tượng mà các nhà sản xuất công nghệ cao chú ý nhất, dù ở phân khúc tầm trung hay cao cấp thì các mẫu mã của bất kì sản phẩm nào cũng phục vụ cho thị hiếu của họ. Điều đó là tất yếu bởi vì giới trẻ từ học sinh, sinh viên hay đối tượng đã đi làm, họ là đều là những người có khả năng tiếp thu nhanh nhất các công nghệ hàng đầu thế giới và có số lượng người dùng đông nhất. Bởi vậy mà các nhà sản xuất smartphone ở bất kì phân khúc nào cũng đều đưa ra những sản phẩm mang tính trẻ trung, thời trang cùng các công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên, khi người tiêu dùng cảm thấy quá dễ dàng để có được một chiếc smartphone với giá rẻ thì chiếc điện thoại ấy lại đi sâu vào cuộc sống của họ. Trong mọi sinh hoạt hàng ngày, từ đi chơi, đi làm, tụ tập bạn bè, thì một vật bất li thân với họ là chú “dế” của mình. Họ có thể chat facebook, chơi game, vào các diễn đàn, lướt web… trong những lúc rảnh rỗi hoặc đang ngồi chờ một ai đó. Nhưng có lẽ ít ai trong số họ nghĩ tới vấn đề chiếc smartphone tầm trung của họ đang là “ông chủ hay người hầu? ”.
Anh Tuấn,  một nhân viên văn phòng khi được phỏng thói quen sử dụng smartphone chia sẻ “Hầu hết thời gian của tôi đều mang theo điện thoại bên mình ngoại trừ lúc sinh hoạt cá nhân và đi ngủ”, khi được hỏi là “ liệu anh có thể không sử dụng chiếc smartphone của mình được không ?” anh Tuấn chia sẻ “tôi cũng đã từng có thời gian không dùng smartphone  nhưng việc chat facebook hay lướt web trên điện thoại… đã trở thành thói quen của tôi rồi, that khó có thể thiếu nó. Tháng trước tôi vừa mất 2 cái Iphone và tôi thề là không dùng smartphone nữa nhưng sau một thời gian cảm thấy trong người lúc nào cũng buồn bực thấy thiếu một cái gì đó, tôi lại phải mua một chiếc Revo Lead của HKPhone ”.
 Những chia sẻ của anh Tuấn chỉ là một trong số hàng nghìn ý kiến về thói quen khi sử dụng smartphone. Nhưng cái cách mà những chiếc điện thoại tầm trung này đi vào cuộc sống của chúng ta thì là một vấn đề lớn. Chị Nga, nhân viên ngân hàng chia sẻ “Dù đang làm hay ở nhà, mỗi khi nghe tiếng điện thoại, là tôi phải mở máy của mình xem trên facebook có ai nhắn tin hay ai comment ảnh của mình không. Thú thật là nhiều lúc đang nghĩ tập trung một đề, nhưng sau đó mở điện thoại ra chat vài dòng tôi lại quên mất mình đang nghĩ gì” .Chia sẻ của chị Nga là điều rất thực tế, bởi vì khoa hoc đã chứng minh rằng chỉ với một hành động ta làm mười phút mỗi ngày và lập lại liên tiếp trong một tuần thì nó đã trở thành thói quen của ta.
Vậy có biết bao nhiêu người có thói quen như họ đặc biệt là khi smartphone tầm trung đã quá phổ biến và được hầu hết giới trẻ hiện nay. Thử tưởng tượng mỗi ngày khi làm bất kì việc gì hay ở đâu, cứ năm phút ta lại phải mở điện thoại ra kiểm tra tin nhắn hay lướt web thì công việc ta đang muốn thực hiện liệu có hiệu quả?

Cách mà những chiết smartphone tầm trung này đi vào cuôc sống giới trẻ là muôn hình vạn trạng, nhưng để biến chiếc điện thoại này là công cụ phục vụ hữu ích cho cuộc sống hay là cái chi phối cuộc sống của chúng ta thì cần sự suy nghĩ nghiêm túc về những gì ta đang làm được trong thời điểm này.

0 comments:

Post a Comment